Việc nắm rõ một số tên gọi và đặc trưng của các loại giấy sẽ giúp bạn định hướng cho đối tác một cách nhanh chóng trong việc lựa chọn và quyết định.
Việc giúp khách hàng hiểu và nắm rõ công dụng của từng loại giấy trong in ấn để sử dụng sao cho có một ấn phẩm đẹp nhất là một trong những nhiệm vụ tư vấn của chủng tôi dành cho khách hàng.
Trong bài viết này tôi muốn cung cấp thông tin đến các bạn một số tên gọi cũng như đặc tính của một số loại giấy được sử dụng trong ngành in ấn
1. Giấy Ford: thích hợp làm giấy tiêu đề, ruột các cuốn sổ tay hoặc sổ ghi chép. Fort là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm Photo.
Định lượng thường là 70-80-90g/m2. Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt, nhưng sản phẩm in không được đẹpnên thường được sử dụng dùng làm bao đựng thư, các cuốn sổ dùng để viết, in sách, giấy vở, in giấy tiêu đề, in hóa đơn.
2. Giấy Bristol: Giống như Couché Matte nhưng có độ cứng hơn (khi so sánh cùng định lượng). Thích hợp làm bìa bên ngoài hoặc ấn phẩm cần độ cứng cáp như thiệp mời, kẹp file, hay in ấn vỏ hộp thuốc, mỹ phẩm... Với đặc điểm bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế thích hợp với in offset.
Định lượng ở mức 230 - 350g/m2.
3. Giấy Ivory là loại giấy tương tự như Bristol, nhưng mặt phía sau sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm. Thích hợp làm bao bì hay túi giấy.
4. Giấy Couche: Loại giấy này có bề mặt bóng, mịn láng, khi in rất bắt mắt và làm cho sản phẩm sáng nên thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, in catalogue, menu, poster, brochure ...
Định lượng vào khoảng 90-210g/m2.
5. Giấy Couche matt: Có đặc tính giống như Couché nhưng mềm hơn.
6. Giấy Duplex: Được chế tạo bằng cách ép 2 lớp giấy lại với nhau. Có bề mặt trắng và láng gần giống Bristol nhưng mặt kia thường sẫm như giấy bồi.
Thường dùng in các hộp đựng sản phẩm có kích thước lớn, cần có độ cứng và độ chắc chắn nhất định. Không ăn mực thíchhợp cho việc làm bao bì.
Định lượng thường trên 300g/m2.
7. Giấy Crystal: Có một mặt rất láng bóng nhìn như có phủ lớp keo bóng, mặt kia nhám. Thường được sử dụng làm giấy trung gian kết hợp với giấy Bristol hoặc giấy Couche tùy theo mục đích thiết kế sản phẩm in ấn.
8. Giấy Decal (decal giấy): Một mặt được dùng để in, mặt kia phủ keo dùng để bóc và dán vào các sản phẩm. Đặc tính bám mực kém nên cán màng bóng để tăng độ sáng đẹp và bảo vệ lớp mực.
9. Giấy in ảnh: Giấy được sử dụng chuyên để in ảnh, có bề mặt bóng đẹp, bám mực tốt, tuy nhiên sau khi in cần cán bóng (khổ lớn) hoặc ép plastíc để bảo quản, bởi bề mặt giấy dễ bị ẩm.
10. Giấy Kraft: Giấy Kraft là loại giấy tái sinh, bề mặt tương đối thô, thường có màu nâu vàng nhưng có thể được tẩy trắng để dễ cho việc sản xuất đa dạng. Giấy Kraft sử dụng làm túi giấy hàng tạp phẩm, phong bì, bao bì & đóng gói…
Để tư vấn tốt cho bạn về chất liệu sử dụng, sao cho tiết kiệm giá thành thiết kế in ấn nhất còn phụ thuộc vào từng sản phẩm và số lượng. Khi bạn có nhu cầu, hãy liên hệ với tôi để được tư vấn một cách cụ thể và có mức chi phí hợp lý nhất cùng tỷ lệ triết khấu cho những khách hàng thường xuyên.
Chúc bạn thành công!