Tìm hiểu các kỹ thuật gia công sau in phổ biến

  • Tìm hiểu các kỹ thuật gia công sau in phổ biến

    Các sản phẩm như danh thiếp, tờ rơi, bìa Catalog, túi giấy… sau khi in bằng kỹ thuật in Offset để hình ảnh trên bề mặt ấn phẩm trở nên bắt mắt và tăng cường bộ bền của sản phẩm thường sử dụng gia công sau in.


    1. Cán màng bóng hoặc cán màng mờ

    Kỹ thuật cán màng bóng và cán màng mờ là kỹ thuật phủ lên bề mặt sản phẩm một lớp màng nhựa (Polymer). Lớp màng này có thể sử dụng màng có mầu trong suốt hoặc mầu được làm mờ.

    Khi sử dụng kỹ thuật gia công sau in này, sẽ có tác dụng chống bụi bẩn hạn chế trầy xước và ma sát làm ảnh hưởng đến chất lượng màu in. Đồng thời, lớp màng bảo vệ bề mặt in khỏi việc thấm nước, dễ dàng vệ sinh bụi bẩn.

     gia công sau in

    1. In ghép màng Metalize

    In Metalize là kỹ thuật ghép trực tiếp một lớp màng kim loại mỏng lên bề mặt thành phẩm sau khi in. Lớp màng Metalize là lớp mạ kim loại nên đòi hỏi kỹ thuật cán cao cấp hơn cán bóng và cán mờ.

    Kỹ thuật cán màng Metalize cũng giống với cán màng nhựa, nhưng có mầu sắc đa dạng và bằng kim loại nên thường được sử dụng để cán lên những dòng sản phẩm cao cấp mang lại sự uy tín cho các sản phẩm trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, gia tăng uy tín cho hình ảnh thương hiệu.

     in metalize

    1. In phủ UV

    In phủ UV là hình thức in lên bề mặt giấy bằng mực in UV. Mực in UV không thể khô như các loại mực in thông thường khác mà chỉ có thể làm khô bằng tác động từ bức xạ của tia UV.

    Xuất phát từ tên gọi phủ UV nên kỹ thuật in này sẽ có bề mặt in nhám và cho phép định vị khu vực cần phủ UV trên bề mặt ấn phẩm những phần mực có thể nổi lên trên bề mặt sản phẩm để gây ấn tượng.

     in UV

    1. Ép kim

    Kỹ thuật ép kim là kỹ thuật sử dụng một lớp màng kim loại mầu để ép lên bề mặt sản phẩm những hình ảnh, biểu tượng hoặc ký tự cần in sẽ được bám dính trên bề mặt sản phẩm dưới tác dụng của khuôn ép.

    Kỹ thuật ép kim thường có độ lún và chìm xuống ở những phần được in trên bề mặt sản phẩm tạo nên nét độc đáo riêng.

     in ép kim

    1. Thúc nổi-ép chìm

    Công nghệ gia công này chủ yếu dùng áp lực  vừa đủ để ép lên bề mặt sản phẩm để tạo nên những phần cần in nổi lên trên hoặc chìm xuống so với bề mặt sản phẩm. Công nghệ này không sử dụng mầu sắc hay chất liệu gì ngoài khuôn thúc nổi hoặc ép chìm để tạo nên những điểm cần nhấn mạnh gây hiệu ứng cho sản phẩm.

    Tính chất và ứng dụng của mỗi kỹ thuật gia công sau in phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, tính chất vật lý của sản phẩm cần gia công. Mỗi loại đều có những giá thành khác nhau để thể hiện các ấn phẩm một cách phù hợp với nhu cầu và kinh phí để lựa chọn, mục tiêu cuối cùng là truyền tải được các thông điệp hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

     in ép chìm

    in thuc noi

    Khi bạn cần tư vấn các vấn đề về thiết kế và in cũng như việc gia công sau in, hãy liên hệ với tôi theo số điện thoại 081 669 6789 - 0963 85 85 77 để được trợ giúp kịp thời.