Đối với người Nhật, dùng đũa cũng có những quy tắc bắt buộc phải tuân theo trong nghệ thuật ẩm thực.
Trong một bữa ăn cùng với ai, đặc biệt là với người Nhật, bạn cần nắm được những nguyên tắc sử dụng đũa để không trở thành người bất lịch sự.
Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa… theo kiểu người phương Tây.
1. Không gắp thức ăn và cho thẳng vào mồm :
Bạn hãy gắp thức ăn trên bàn mà bạn muốn ăn và đặt chúng vào bát hay đĩa của bạn trước khi ăn.
Đừng gắp và cho thẳng vào mồm vì đối với người Nhật như vậy là bất lịch sự.
2. Sử dụng gác đũa :
Hầu hết tất cả nhà hàng Nhật sẽ có một cái gác đũa. Khi bạn không dùng đến đũa của mình nữa, hãy đặt nó lên cái gác đũa.
Trong trường hợp là đũa dùng một lần, thì thường người ta không cầm cái gác đũa sang cho bạn. Vì thế, bạn nên gác đũa lên bao giấy đựng đũa.
3. Không đưa đũa liên tục từ món này sang món khác.
Không bao giờ cầm đũa đưa đi đưa lại từ đĩa thức ăn này sang đĩa khác trong khi đang suy nghĩ xem bạn muốn cái gì. Nó sẽ được coi là một hành động tham lam.
4. Không đảo thức ăn
Thức ăn phải luôn được gắp từ trên xuống dưới. Đừng dùng đũa đảo thức ăn lên để chọn những thứ tốt nhất. Đó là hành động tối kị trong nguyên tắc ăn uống của Nhật Bản.
5. Không liếm đũa.
Tuyệt đối, không bao giờ liếm đầu đũa ( Neburi Bashi).
6. Những lưu ý khi gắp thức ăn cho người khác.
Không bao giờ được đấu đũa khi gáp thức ăn cho người khác vì đây là nghi thức dùng trong lễ tang của người Nhật khi họ trịnh trọng dưa xương của người hỏa táng vào các bình tro cốt.
Nếu muốn gắp đồ ăn cho người khác bạn có thể gắp vào bát hoặc đĩa đựng thức ăn để trên đĩa của người ta. Cách tốt nhất là bạn nên gọi người phục vụ đưa thêm một đôi đũa nữa đặt ở giữa bàn ăn, khi muốn gắp đồ ăn cho ai hãy sử dụng đôi đũa này.
7. Không dùng đũa để đùa nghịch.
Khi bạn đang nói chuyện hay cầm đũa trong một thời gian dài mà không gắp thức ăn, không bao giờ được chà xát những chiếc đũa vào nhau sau khi bạn đã tách nó ra bởi vì đó là dấu hiệu bạn không coi trọng đôi đũa và coi nó là hàng rẻ tiền.
8. Không gác đũa chéo nhau khi đặt trên bàn.
Xin nhắc lại một lần nữa , bạn cần đặt đũa vào gác đũa và phải chắc chắn rằng chúng được đặt song song với nhau. Đũa đặt chéo lên nhau là một điều nhắc nhở mọi người về lễ tang.
9. Không được khuấy canh bằng đũa.
Điều này trông có vẻ như bạn đang cố rửa sạch chúng. Điều này đôi khi khá hấp dẫn bở vì các nguyên liệu của canh miso không hoàn toàn quyện vào nhau. Hãy cố mà chống lại sự cám dỗ.
10. Dùng đũa chuyền thức ăn từ đôi đũa này sang đôi đũa khác:
Trong truyền thống lễ an táng của người Nhật, sau khi hỏa táng, người ta dùng đũa để gắp xương người chết và dùng cách chuyền đũa như thế này.
11. Sử dụng đũa để kéo đĩa thức ăn về phía mình hoặc đẩy ra xa:
Không chỉ là hành động khó coi, việc làm này còn có thể làm xước, hư hỏng chén dĩa và bàn ăn. Cách làm đúng trong trường hợp này là dùng tay nhấc hẳn dĩa thức ăn lên rồi di chuyển đến nơi khác.
12. Dùng đũa để chỉ vào người khác hay bất cứ vật gì:
Hành động rất khó coi, thể hiện là con người không biết hành xử, hơn nữa còn thể hiện sự coi thường người khác.
13. Cắm đôi đũa thẳng đứng trên chén cơm:
Đây là hình ảnh chỉ có trên bàn cơm cúng vong linh người chết theo nghi thức Phật giáo. Do đó hình ảnh này không được phép xuất hiện trong bữa ăn.
14. Dùng đầu đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn:
Chọc đũa vào thức ăn để ăn, xé thức ăn hay lấy thức ăn vào bát của mình có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.
Bạn sẽ là người lịch sự nếu áp dụng được những nguyên tắc trên
Xem thêm các mẫu bao đựng đũa tại đây