Việc in ấn bao bì từ trước đến nay được thực hiện trên mặt phẳng, bởi in trên mặt phẳng thực hiện thuận tiện và có thời gian in nhanh.
Một phát ngôn viên của công ty Gizer cho rằng các bề mặt dạng cong chỉ có thể in được bằng phương pháp pad printing hoặc in trên màng co rồi gắn lên trên sản phẩm, các phương pháp đó không có cách nào đạt được tốc độ nhanh như máy in offset này.
Công ty đã công bố sáng kiến và đã đăng ký với cơ quan cấp bằng sáng chế và thương hiệu Đức tại Munich và các sản phẩm đầu tiên đã được thực hiện cho Friesland Campina, công ty sử dụng kỹ thuật in này và sản phẩm được đưa ra thị trường.
Kỹ thuật in offset thích ứng với việc in trên các vật hình cầu. Vấn đề khó khăn chính là chuyển các hình ảnh từ trục in bề mặt phẳng sang bề mặt lồi hoặc lõm cong của vật in. Công ty không tiết lộ các chi tiết của bước đột phá in offset này.
Nhóm nghiên cứu đã mất chín tháng để phát triển kỹ thuật in mới, kể từ khi bắt đầu chạy thử nghiệm chính thức đến việc chạy thử nghiệm để giải quyết tất cả những vấn đề rắc rối liên quan đến việc in đều màu trên bề mặt cong, cũng như thích ứng với đơn vị in ấn và khả năng của hệ thống giữ và di chuyển sản phẩm.
GIZEH (Đức) được thành lập từ năm 1920, khởi đầu là nhà sản xuất giấy thuốc lá; đến 1958 sản xuất bao bì giấy tráng sáp. Đến năm 1964 là công ty tiên phong trong sản xuất bao bì nhựa (phun/ép nhiệt) cho ngành công nghiệp sữa. Đến nay Gizeh là một trong những công ty sản xuất bao bì lớn nhất Châu Âu với mỗi nhà máy ở các nước Đức, Pháp, Ba Lan và Thụy Sĩ và 560 nhân viên phục vụ. Hàng năm công ty bán ra trên 3,5 tỉ bao bì nhựa.
Nguồn: Internet